Góc nhỏ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Góc nhỏ


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT HỘ TRONG ĐỜI THỪA Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Bình chọn cho bài viết:

maitrinh_93
maitrinh_93
MODERATION
MODERATION
Nữ
Age : 30 Registration date : 07/07/2008 Tổng số bài gửi : 716 Đến từ : Lớp A3 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám Công Việc hiện nay : Đi học + Tiểu nhị "Cháo Vịt Shop" Sở thích : Online !!!!


Bài gửiTiêu đề: BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT HỘ TRONG ĐỜI THỪA BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT HỘ TRONG ĐỜI THỪA DennhayWed Aug 06, 2008 11:04 am
Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hộ như một ám ảnh đối với nhà văn Nam Cao, ông đã viết “Sống mòn”, “Trăng sáng” và “Đời thừa” để diễn tả nhiều khía cạnh tư tưởng sâu sắc của tấn bi kịch ấy. “Đời thừa” đã phản ánh hết sức chân thật tình cảnh nghèo khổ, bế tắc, tủi cực của người trí thức nghèo. Nhưng giá trị thực sự của truyện không chỉ dừng lại ở đó. Trong khi miêu tả những cảnh nghèo túng với đủ thứ cực nhục, nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngòi bút rất mực sâu sắc của nhà văn đã tập trung đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhân sinh to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài.

Nhân vật chính trong Truyện “Đời thừa” là Hộ. Trong nhân vật Hộ có hình ảnh của Nam Cao nhưng không phảỉ là nhân vật tự truyện mà là nhân vật tiểu thuyết. Cuộc đời của Nam Cao cũng chính là chất liệu trong sự nhào nặn, hư cấu tác phẩm. Tấn bi kịch của Hộ, trước hết là bi kịch của người trí thức có ý nghĩa sâu sắc về sự sống, muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng sự nghiệp có ích cho xã hội và được xã hội công nhận, nhưng chỉ vì gánh nặng cơm áo hàng ngày mà kết cục chẳng làm được gì, trở thành một kẻ vô ích, sống một đời thừa. Hộ từng ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương và vì nó Hộ có thể hy sinh tất cả. Đói rét không có nghĩa lý gì... Đối với hắn nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật ra không còn gì đáng quan tâm nữa. Hộ khao khát vinh quang, Hộ luôn luôn nghỉ đến tác phẩm làm mờ hết các tác phẩm cùng ra một thời. Đó không phải là sự thèm khát hư danh của một kẻ phàm tục mà là niềm khao khát sự khẳng định trước cuộc đời của cá nhân có ý thức về mình, về giá trị sống, không muốn sống một cách mờ nhạt, vô danh, vô nghĩa.

Hộ đeo đuổi một sự nghiệp nghệ thuật chân chính, “nó phải chứa đựng cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn”.

Giấc mộng văn chương, hoài bão lớn lao, lí tưởng đẹp đẽ mà Hộ đeo đuổi lại mâu thuẫn với thực tế. Hằng ngày, Hộ phải lo lắng triền miên về vật chất, về những điều tẹp nhẹp, vô nghĩa lí của đời sống cơm áo của gia đình. Hộ phải kiếm tiền, mà với Hộ cách kiếm tiền duy nhất là viết văn. Vì sự thúc bách của đời sống áo cơm, Hộ phải viết nhanh, phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng, phải viết những bài báo để người đọc rồi quên ngay. Bình tâm đọc lại các tác phẩm của mình, Hộ lại đau khổ dằn vặt. Hộ lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn. Hộ tự mình viết “toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, thêm một vài ý tưởng thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Với Hộ, một nhà văn có lý tưởng nghệ thuật cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp lại hiểu rất rõ “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có...” thì viết dễ dãi, cẩu thả là điều “bất lương”, “đê tiện”. “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.

Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ chính là ở đó “còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao gía trị đời sống của mình mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ nhưng lo cơm áo mà đủ mệt. Đó là tấn bi kịch của con người muốn cuộc sống có ý nghĩa, có ý thức nâng cao giá trị đời sống của mình bằng một sự nghiệp lao động nghiêm túc có ích cho cuộc đời và được cuộc đời chấp nhận nhưng lại phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa”.

Gia đình Hộ được hình thành bằng nghĩa cử của tình thương cao quý. “Hộ cúi xuống nỗi đau của Từ. Hộ đã cúi xuống và đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ giữa lúc Từ đau đớn vô bờ bến: “Từ bị tình nhân bỏ với một đứa con vừa mới sinh”. Nghĩa cử của tình thương ấy ta thường thấy ở một hiệp sĩ và nghệ sĩ. Hộ đã nuôi Từ, nhận làm bố của đứa con thơ, chính thức nhận Từ làm vợ, đứng ra làm ma cho mẹ Từ.

Những mâu thuẫn cũng từ ấy mà nẩy sinh. Từ khi “những đứa con sắp hàng dưới vú” (Lê Đạt) mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, sài, khóc mếu máo suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc, Hộ mất hết thì giờ, Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất kỳ ai, với chính mình. Hộ cảm thấy buồn: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi”. Hộ tìm đến với rượu. Đêm nào Hộ cũng say mềm. Có lần hắn lảo đảo bước vào nhà, mắt gườm gườm rồi quắc mắt nhìn Từ, gỡ gõ một ngón tay vào trán Từ rồi dọa: “ngày mai mình có biết không, chỉ ngày mai thôi là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này... Tôi đuổi tất, không chừa một đứa nào kể cả con bé Thảo là con ngoan nhất... Mấy đứa kia đều đáng vật một nhát là chết cả, chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình ấy... Cũng đáng vật một nhát là chết nốt. Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì có tiền, chỉ khổ thằng này thôi!”. Sáng hôm sau tỉnh rượu, hắn xin lỗi Từ rồi hôn hít con cái. Xung đột ấy cứ tiếp diễn.

Muốn thoát khỏi tình trạng “đời thừa”, Hộ chỉ còn một cách thoát li vợ con, rủ bỏ trách nhiệm gia đình để rảnh rang theo đuổi sự nghiệp văn chương. Anh nghĩ đến một câu nói của triết gia phương Tây: “phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” nhưng với bản tính nhân hậu Hộ không thể chấp nhận sự tàn nhẫn vứt bỏ tình thương, với Hộ tình thương là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người, không có tình thương con người chỉ là quái vật. Anh đã hy sinh hoài bão nghệ thuật để giữ lấy tình thương dù đó là sự hy sinh quá lớn đối với anh. Hộ có quan niệm riêng cao đẹp: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”.

Suy nghĩ như vậy Hộ đã chiến thắng về mặt tinh thần nhưng thất bại về sự nghiệp văn chương. Vậy là muốn sống có hoài bão, có ý nghĩa thì lại phải sống vô nghĩa như một người thừa. Đành phải hy sinh sự nghiệp để giữ lấy tình thương vì đã là con người thì không thể trà đạp lên tình thương. “Xoáy sâu vào tấn bi kịch của người trí thức nghèo, tác phẩm làm toát lên lời kết án xã hội nặng nề, ngột ngạt đương thời đã tước đọat giá trị ý nghĩa của con người được sống một cuộc sống tử tế xứng đáng là cuộc sống con người. Đối với người trí thức có ý nghĩa sâu sắc về giá trị sự sống, về đạo lý làm người thì đó là tấn bi kịch đau đớn vô cùng.

Đời thừa” là một truyện ngắn hay của Nam Cao, có tính chất như một tuyên ngôn nghệ thuật. Qua nhân vật Hộ, một nhà văn, tác giả đã diễn tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Từ chiều sâu tác phẩm vút lên tiếng kêu thống thiết phải thay đổi cuộc đời ngột ngạt để cứu lấy con người, cứu lấy sự sống.
http://download.com.vn
BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT HỘ TRONG ĐỜI THỪA Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Góc nhỏ  :: 

GÓC HỌC TẬP

 :: 

GIÁO DỤC- THI CỬ

 :: 

Tin tức giáo dục

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất