|
maitrinh_93 MODERATION
|
Age : 31
Registration date : 07/07/2008
Tổng số bài gửi : 716
Đến từ : Lớp A3 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Công Việc hiện nay : Đi học + Tiểu nhị "Cháo Vịt Shop"
Sở thích : Online !!!!
|
|
|
Tiêu đề: TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CỦA NGUYỄN KHẢI QUA "MÙA LẠC" (1) Wed Aug 06, 2008 10:53 am |
|
|
| | |
|
|
|
|
|
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC, CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM MÙA LẠC
Nguyễn Khải thuộc thế hệ nhà văn hình thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tài năng được bộc lộ và vun đắp từ cuộc sống, chiến đấu của một người lính (nhà văn đã vào bộ đội từ rất sớm và ở trong quân đội cho tới khi về hưu). Sáng tác của Nguyễn Khải luôn bám sát thực tế đời sống cách mạng. Nhà văn xông xáo, thường có mặt nơi đầu sóng ngọn gió để tìm kiếm, phát hiện những vấn đề thời sự hoặc có ý nghĩa xã hội, đạo đức đang được đặt ra. Do đó, tác phẩm Nguyễn Khải có khuynh hướng chính luận – thời sự. Ông cũng là người rất có ý thức tìm tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật.
Truyện ngắn Mùa lạc nằm trong tập truyện Mùa lạc, được Nguyễn Khải sáng tác năm 1960, từ thực tế cuộc sống ở nông trường Điện Biên. Mùa lạc phản ánh sự biến đổi về cả số phận lẫn tâm hồn, tính cách của những người lao động vốn bất hạnh khi đi vào cuộc sống mới. Đào là nhân vật trung tâm của tác phẩm, đồng thời cũng là một số phận tiêu biểu của cuộc đổi đời đó. Khi xây dựng nhân vật Đào, nhà văn không chỉ phản ánh đời sống mà còn gửi gắm cả những tình cảm nhân đạo hết sức sâu sắc
II. PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐÀO
1. Lai lịch
Đào là người phụ nữ lao động nghèo, quê ở Hưng yên, nhà không có ruộng, làm nghề đậu phụ... Đào lấy chồng từ năm mười bảy tuổi, nhưng chồng cờ bạc, nợ nần nhiều bỏ đi Nam đến đâu năm 1950 mới về quê. Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị ở một mình.
Mất chồng, Đào không có gia đình nữa, đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, khi ra Hòn Gai, Cẩm Phả lấy muồng, khi ngược Lào Cai buôn gà vịt, mùa tu hú kêu sang đất Hà Nam buôn vải, tháng sáu lại về quê bẻ nhãn... Rồi Đào lên nông trường Điện Biên.
2. Ngoại hình
Đào là người phụ nữ ra đời sớm, bây giờ quá lứa lỡ thì, không có nhan sắc. Chị thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với những chị em khác. Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, hàm răng khểnh của người luôn ưa đùa cợt. Ở đội sản xuất trên nông trường, chị là người xấu nhất.
Hình thể của Đào vốn không phải quá xấu. Chị cũng có những nét duyên, nhất là đôi mắt dài lóng lánh. Có điều, cuộc sống long đong, vất vả từ tấm bé đã để lại dấu vết trên người chị: Mái tóc óng mượt ngày xưa qua năm tháng đã khô lại, đỏ đi như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm, soi gương thấy gò má càng cao, tàn hương nổi càng nhiều.
3. Sụ thay đổi của Đào
Trước khi lên nông trường
a. Tính cách
Cuộc đời bất hạnh khiến Đào thành một người sống táo bạo, liều lĩnh, ghen tị với mọi người và hờn giận cho thân mình. Chị đanh đá, chua cay trong những lời đối đáp với mọi người.
Đây có thể coi là một cách tự vệ một phản ứng tiêu cực trước cuộc đời, biểu hiện của sự uất ức, hoài nghi đối với mọi người khi ý thức sâu sắc sự thua thiệt, bất hạnh của chính mình và không còn tin vào cuộc sống sẽ mang lại hạnh phúc cho mình.
b. Tâm lý
Khi chồng con chết, Đào tha phương cầu thực. Mùa hè vài cái áo cánh nâu vá vai, mùa đông một chiếc áo bông ngắn đã bạc, ngày mưa, ngày nắng, bàn chân đã từng đi khắp mọi nơi không dừng lại buổi nào... bốn bể là nhà. Đôi lúc ốm đau, phải nằm nhờ nhà người quen, chị tủi phận: bưng bát cơm nóng nhìn ngọn đèn dầu lại sực nhớ trước đây mình cũng có một gia đình, một đứa con, sớm lo việc sớm, tối lo việc tối. Về quê, Đào muốn nhưng ở đó không còn ai. Chị lên nông trường với tâm lý an phận, con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới chị cũng không cần rõ.
Thực ra sự chua ngoa, trơ lì chỉ là biểu hiện bề ngoài. Nhà văn nk đã khá tinh tế khi đi sâu phân tích con người bên trong của Đào. Đó là người phụ nữ nhạy cảm, yếu đuối, rất dễ tủi thân khi bị ghép đôi với Huân, người đẹp trai nhất đội hoặc mỗi khi ai chạm đến nỗi đau quá lứa lỡ thì của mình thì Đào lại buồn tủi như chợt được biết lần đầu về mình. Nỗi khổ của Đào không phải ở việc bị đẩy đến con đường cùng mà là nỗi cô độc trong cuộc sống và với chính mình. Những lúc ốm đau chị lại thấm thía nỗi cô đơn, muốn về quê sống nhưng không được.
c. Số phận
Như vậy, với một nhan sắc tàn tạ, một quá khứ lấm lem, một cuộc sống vất vưởng, Đào là người phụ nữ bất hạnh như bao người phụ nữ trong xã hội cũ.
Sau một thời gian lên nông trường
Những tác động khiến Đào thay đổi
Cuối cùng cuộc sống cũng đã dang tay đón Đào, cuộc đời chị dường như biến đổi khi đặt chân tới nông trường Điện Biên. Hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Nơi đây, mới mùa xuân năm ngoái, đất còn ngợp lên một rừng cây chó đẻ, dây thép gai, mìn, vỏ đại bác, nhừ nát vì những hố bom bây giờ đã trở thành một vùng đất dào dạt nắng gió, tràn đầy âm thanh và hương vị của một cuộc sống hồi sinh. Hơn nữa, đối với Đào, đây còn là mảnh đất của tình thương.
Một yếu tố khiến Đào vượt qua ranh giới đau khổ ấy là nội lực của Đào. Người phụ nữ bất hạnh ấy là người tự trọng, ý thức về bản thân mình. Từ ngoại hình với hàm răng khểnh đùa cợt đến việc thích vận dụng ca dao tục ngữ vào lời nói, có tài làm thơ cho thấy chị là người có đời sống nội tâm phong phú, sôi nổi, có cá tính, không chịu để ai coi thường mình. Mỗi khi tủi thân trước lời trêu ghẹo của mọi người chị lại tự động viên mình: việc gì phải tủi, phải nhún mình, người nào mà chẳng có cái phần tốt đẹp.
Với tâm hồn ấy, chỉ cần một nụ cười chân thực, trìu mến là có thể làm vơi đi nỗi tủi hờn, thấy mình trẻ lại và cháy lên khát khao hạnh phúc. Bởi thế, khi nhìn Huân, người đẹp trai nhất đội sản xuất, Đào lại bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, lại hi vọng cuộc đời mình chưa phải đã tắt hẳn, một cái gì chưa rõ nét một cái gì đó chưa rõ nét nhưng đầm ấm hơn, tươi sáng hơn những ngày đã qua cứ lấp loé ở phía trước. Khi ông đội trưởng già của nông trường phụ trách lò gạch ngỏ lời táo bạo,mới đọc được mươi dòng chị đã tức giận dường như có thể xé vụn từng mảnh thư.Nhưng khi gấp thư lại, Đào thấy có một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra, như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dào dạt không thê nén nổi khiến chị gây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại đọng đầy nước chỉ định trào ra. Chính tâm hồn nhạy cảm, nỗi khao khát được sống cuộc sống đường hoàng đã khiến Đào thay đổi, quyết tâm tìm đời còn lại của mình.
+Tính cách
Tất cả những điều đó đã dần trả lại cho Đào sự e ấp, dịu dàng, dẽ tha thứ của một người phụ nữ. Trước đây, hồi mới lên nông trường, chị sẵn sàng đốp chát với người khác bằng đủ mọi giọng điệu, kiểu cách. Bây giờ, khả năng ấy vẫn còn nhưng bây giờ, chị sẵn sàng tha thứ cho mọi câu đùa tinh nghịch khác, chị lại muốn quên hết, lại ao ước mình được trẻ lại, như không có cuộc đời đã qua. Đào bắt đầu quan tâm, vun vén hạnh phúc cho cả người khác.
+ Tâm lý
Xưa kia, Đào luôn mặc cảm, cô đơn bởi vì từ ngày goá bụa chưa ai nói được với chị một lời yêu thương nào, một lời gắn bó, chưa ai khao khát đến chị, coi chị là nguồn hạnh phúc của họ, là niềm an ủi của họ. Bây giờ, chị có Huân, tuy chưa từng trải bằng chị nhưng lại tỏ ra rất thông cảm với cuộc đời chị. Chị có bao người trong nông trường giỡn đùa, tinh nghịch với chị. Rồi Đào lại có người tỏ tình khiến chị miên man nghĩ gần nghĩ xa về những ngày sắp đến khi mà chẳng ai ở vậy được suốt đời, chẳng ai muốn đi vất vưởng mãi...
+ Số phận
Như vậy, tại mảnh đất nông trường Điện Biên này, Đào đã tìm được hạnh phúc mà chị đã mất từ lâu. Chị được coi là niềm hạnh phúc. Tại nơi đây, không phải chỉ một người mà tất cả mọi người đều trở nên đáng yêu, đều vun xới cho hạnh phúc nhau.
|
|
|
|
|
| |
|
| |
| | |
|