|
maitrinh_93 MODERATION
|
Age : 31
Registration date : 07/07/2008
Tổng số bài gửi : 716
Đến từ : Lớp A3 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Công Việc hiện nay : Đi học + Tiểu nhị "Cháo Vịt Shop"
Sở thích : Online !!!!
|
|
|
Tiêu đề: BÌNH GIẢNG ĐOẠN THƠ TRONG BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG Wed Aug 06, 2008 10:57 am |
|
|
| | |
|
|
|
|
|
Quê hương ai cũng có một dòng sông bên mình Riêng tôi, tôi chỉ có một dòng sông tuổi thơ Con sông tôi đã hát Con sông tôi tắm mát (Lời một bài hát) Nhắc đến quê hương, có lẽ hình ảnh đầu tiên mà bất cứ ai cũng nhớ đến, đó chính là hỉnh ảnh con sông. Một con sông mềm mại uốn khúc bao quanh những xóm làng, con sông đã ghi lại những kỉ niệm êm đềm tuổi thơ được sống trong lòng đất mẹ. Hiểu đựơc điều này, ta mới cảm nhận hết được nỗi đau xé lòng của những ai phải xa quê hương. Và đặc biệt hơn khi đang ở gần quê hương nhưng không thẻ trở về vì giặc đang tàn phá… Đó chính là nỗi đau xót xa của Hoàng Cầm đã diễn tả lại một cách rất thực và đầy xúc động. Từng mảng, từng mảng hình ảnh của quê hương cứ tái hiện và êm đềm chảy trong tâm tư tác giả.Quê hương của một thời bình yên, quê hương đầy thi vị ở bài Bên kia sông Đuống Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Hình ảnh đầu tiên để mở ra cánh cửa vào dòng kí ức là vậy đó sao? Một hình ảnh trừu tượng , không dạng, không hình, nhưng quả thật đã có một sức gợi vô cùng: Mùi hương! Mùi hương đặc biệt của mảnh đất có lẽ đã từ lâu tồn tại trong con người tác giả, nhưng mãi đến hôm nay, đến cái ngày bọn giặc dã man đang tràn về tàn phá, thì mùi hương ấy mới thoảng qua, và Hoàng Cầm đã cảm nhận được một cách rõ ràng hơn bao giờ hết: “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”. Đứng bên này sông, thì có lẽ sẽ rất khó để tác giả có thể tìm thấy được cái mùi “thơm nồng” ấy ở một quê hương nằm mãi tận bờ kia. Đó có thể là mùi thơm của quê hương mà tác giả đã cảm nhận được từ trong dòng tâm tưởng. Nhưng biết đâu, cũng có thể lắm khi ta khẳng định rằng đó chính là mùi hương thật. Bàng hoàng vì nỗi đau đớn khôn nguôi, con người tác giả như đã bị tách ra làm hai con người khác: một là thể xác chỉ có thể đứng bên này sông để thương tiếc, một nửa là tâm hồn đang thả về để nhìn lại cảnh cũ người xưa. Và chính nó đã đem lại sự cảm nhận chính xác cho tác giả về nồng độ của mùi hương ấy, một mùi hương riêng biệt, là nét đặc trưng nhất của quê hương. Muid thơm của lúa nếp, nỗi nhớ đầu tiên được khơi dậy giữa dòng tâm tưởng, có khả năng rất lớn để gợi thức được những kỉ niệm sâu xa. Hình ảnh thân thương của những cây lúa nặng trĩu bông đang bình yên nằm ngủ dưới ánh trăng vàng mát rượi, khung cảnh thanh bình yên ả của một làng quê ngàn đời làm nông nghiệp, những xóm làng trù mật của những khuôn mặt chân chất hiền lành đang hoan hỉ bên cánh đồng lúa nếp đang độ chín, những chiếc bánh những niêu cơm chiều ngàn ngạt mùi thơm… tất cả dường như đã được tái hiện lại, rất cụ thể rõ ràng trong tâm tư tác giả. Có lẽ chỉ với mấy tiếng “lúa nếp thơm nồng”, Hoàng Cầm không cần diễn ra nhiều lời nhưng đã nói hết được những gì người muốn nói. Nhớ đến quê hương đã là một nỗi đau, nhưng nỗi nhớ ấy lại xuất phát từ một mùi hương thì lại càng đớn đau gấp bội. PhảI chăng từ tận đáy sâu xa, tác giả muốn đề cập đến một quê hương đã tan nát rã rời dưới gót giày quae quân tàn bạo? Xác quê hương đã chaý rồi và nó đang quằn quại đau thương bởi ngọn lửa tàn bạo của kẻ địch đang ngùn ngụt bốc cao, nó thiêu trụi những xóm làng, thiêu trụi những cánh đồng, thiêu trụi những gốc lúa, bờ tre đôn hậu. Tất cả đã hoá thành tro bụi, hình dáng của quê hương nagỳ xưa không còn nữa, chỉ còn lại một mùi hương, còn lại linh hồn của đất, của những người dân khoai sắn thiệt thà mà ngàn đời không thể nào bọn giặc kia đốt được. PhảI rồi, một khi đã gọi là “linh hồn của đất”, một khi những gì đã trở thành truyền thống dân tộc, khi mãI mãI vẫn sẽ không abo giờ bị lãng quên và bị đốt cháy trong lòng người Việt. Tranh Đông Hò gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Có lẽ đã không còn gì nữa cả. Giặc đã đốt trụi đến từng bờ tre ra thì dễ gì mà tha mạng cho những bức tranh kia. Nhưng cho dù đã hoá thành tro bụi, thì từ trong những đám tro tàn ấy, “ đôi mắt” của nhà thơ vẫn nhận ra những “nét tươi trong” của bức tranh thôn dã làng Hồ. Nói đến tranh dân gian Đông Hồ, ta sẽ không thể nào quên được một quê hương Kinh Bắc, nơi mảnh đất nghìn năm văn hiến với nghệ thuật vẽ tranh nổi tiếng, với biết bao đền chùa cổ kính, những lễ hội đầu xuân, những ước vọng thanh bình….Câu thơ lại gợi về những kỉ niệm của ngày xưa, cái thuở bình yên để vẽ tranh, thi hoạ. Nghệ nhân làng Hồ ngày ấy đã trở thành một hình tượng đẹp biết bao, họ sống với quê hương và cũng bằng những nét màu chất liệu của quê hương mà tạo nên những bức tranh đậm màu dân tộc. Tranh làng Hồ tạo ra trong câu thơ giờ đây có vai trò như một điển tích văn học. Nhắc đến nó để gợi ra cả một không gian và thời gian của những ngày xưa. Những bức tranh dân gian tài tình đậm đà màu dân tộc: gà , lợn, đám cưới chuột, thầy đồ ếch…thể hiện cái nhân sinh quan sâu sắc của người Việt Nam yêu ruộng đồng, yêu làng quê, yêu cuộc sống thanh bình nơi thôn dã…tất cả nay đã bị thiêu đốt hoàn toàn. Bọn giặc bạo tàn chẳng những đi tàn phá quê hương, mà chúng còn ngang nhiên chà đạp , giày xéo lên những truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam: Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang. Câu thơ ngắn, dồn dập, đan xen, tiếp nối lẫn nhau như những tiếng nức nở nghẹn ngào, những lời chép tội, chép tội chúng vào l òng mình, vào lòng mỗi người dân Kinh Bắc, vào lòng mỗi người dân Việt yêu nước thương nòi. Lời chép tội ấy vì thế tuôn trào như những đợt sóng tâm tư tình cảm, đợt này tiếp đợt khác, chất chứa bao nhiêu nhớ thương, xót xa, căm giận. Bản án “Bình ngô đại cáo” ngày nào giờ đây lại hiện lên văng vẳng, đan xen những lời chép tội của Hoàng Cầm: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Lũ giặc kia chẳng khác nào bầy quỷ dữ, gieo rắc bao đau thương tang tóc lên mọi xóm làng, chúng đi đến đâu là ngọn lửa hung tàn bùng cháy lên ở đó. Quê hương tươi đẹp, yên ả đầy hương đồng gió nội của ngày xưa giờ cũng thành tro bụi dưới gót giày xâm lược của kẻ thù. Quê hương bị tàn phá điêu linh, con người cũng rơi vào cảnh chia li tang tác. Những khung cảnh yên vui ngày nào giờ chỉ còn lại là một làn khói mỏng manh, một đống tro tàn tan nát: Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?... Quê hương đang đắm chìm trong k hói lửa ngập trời, cả một biển lửa ngùn ngụt bốc cháy, dâng cao, để rồi đến khi chúng lìm tắt đi, tất cả không còn gì nữa, xơ xác, tiêu điều, hoang tàn, đổ nát…Sự “chia lìa đôi ngả” của đàn lợn âm dương, sự tan tác của “đám cưới chuột” đó có phải chăng chính là sự chia li trăm ngả của những gia đình, của tổ âm trên quê hương ngày cũ? Nỗi đau đớn xót xa như làm trái tim thắt chặt. Những câu thơ cũng như bị ngắt ra, rời rã như những tiếng nất nghẹn ngào. Và trên cái hoang tàn đổ vỡ ấy, Hoàng Cầm dường như đã không thể nào trông thấy được nữa ánh sáng của tương lại. Tất cả đều bị huỷ diệt” những đám ruộng trơ cứng và khô cằn sỏi đá, những mái nhà cháy đen đang âm ỉ nằm gục khóc dưới nắng chiều, những con đường vắng tanh đầy đặc mùi tử khí…Chết, tất cả đều chết, một mảnh đất không còn lại được chút gì để lại là báo hiệu sự sống. Những màu xanh của đồng quê thanh bình, yên ả giờ đây đã thay bằng sắc máu đỏ lê dài khắp “ngõ thẳm cùng hoang”. Một khung cảnh thật thương tâm và ghê rợn! Đoạn thơ vì thế đã đan xen khéo léo những hình ảnh đối lập giữa hai thời điểm hiện tạ và quá khứ nên đã có một sức gợi cảm rất cao. Từng đợt sóng tình cảm trong đáy tâm tư của mỗi người ngày càng được dâng lên trước hình ảnh của một quê hương trong điêu tàn khói lửa, trước sự chia lìa của tình cảm mẹ con, tình yêu đôi lứa bởi tội ác kẻ thù. Đoạn thơ ngắn nhưng đã đủ khả ngăng công phá làm lay động đến nơi sâu kính nhất của tình cảm con người, đủ hình ảnh để dựng nên khung cảnh loạn lạc đầy tàn khốc do bọn xâm lược: Mẹ tôi em có gặp đâu không? Những xác già nua ngập cánh đồng Tôi cũng có thằng em bé nhỏ Bao năm rồi xác trẻ trôi sông (Quang Dũng) Làm sao không đau lòng trước những vần thơ như thế? Có lẽ do thấu hiểu được mạch cảm xúc dâng trào trong lòng người đọc, nên đoạn thơ kết thúc bằng một câu thơ xoáy sâu vào tận cùng nỗi đau: Bây giờ tan tác về đâu? Câu hỏi đột ngột vang lên, như thoát ra khỏi từ một tâm hồn đang thổn thức? Nó chất chứa một nỗi niềm đau đớn không sao tả được, một cái gì đó uất ức nghẹn ngào. “Tan tác về đâu” Vì sao? Và tại ai? Tất cả những câu hỏi ấy cứ văng vẳng mãi, như tiếng gầm của đất, như tiếng khóc của núi sông, làm cho họ không khỏi đau đớn quặn thắt và day dứt khôn nguôi trước nỗi đau của dân tộc. Đoạn thơ chốt lại bằng một câu hỏi nghẹn ngào. Có phải chăng đây chính là một thủ pháp nghệ thuật mà Hoàng Cầm đã cố tình sử dụng? Nhưng dù sao đi nữa, đây vẫn là những dòng tình cảm rất thật trong tận lòng của nhà thơ. Chính vì vậy, nó đã làm rơi lệ biết bao nhiêu người đi qua nhiều thế hệ!
|
|
|
|
|
| |
|
| |
| | |
|