Góc nhỏ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Góc nhỏ


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Đàn hroa và nghệ thuật hát không há miệng Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Bình chọn cho bài viết:

PhụngNguyên_Pr0
PhụngNguyên_Pr0
MODERATION
MODERATION
Nam
Age : 115 Registration date : 05/07/2008 Tổng số bài gửi : 664 Đến từ : A8 Công Việc hiện nay : ....rảnh.... Sở thích : ngủ,organ,drum...


Bài gửiTiêu đề: Đàn hroa và nghệ thuật hát không há miệng Đàn hroa và nghệ thuật hát không há miệng DennhayFri Aug 01, 2008 9:29 am
Cây đàn hroa (hờ roa) của đồng bào dân tộc Cơ Tu gần giống như cây đàn cò của người Kinh. Cây đàn cũng là một phần của nghệ thuật hát không há miệng rất độc đáo của người Cơ Tu.
Chiều dài toàn bộ cây đàn khoảng 50 cm, được chia làm hai phần chính: Đế đàn làm bằng một mảnh gỗ mỏng gần 1 cm, dài trên 10 cm, có chạm trổ hoa văn hoạ tiết rất đẹp. Khi chơi đàn có thể dùng hai ngón chân cái và trỏ kẹp vào phần dưới của đế đàn nhằm định vị cho cây đàn. Thân đàn gồm một ống nứa nhỏ, đường kính gần 30 cm, đầu dưới được gắn vào đế đàn, phần trên để trống và cũng là nơi chứa cần đàn (cần kéo) - khi không sử dụng. Gần đầu đàn có một cái chốt bằng tre xuyên qua thân đàn để lên dây đàn. Dưới chốt, trên thân ống có gắn 3 cái núm nhỏ làm bằng chai chò (nhựa cây chò), gọi là vú đàn và gắn theo chiều dọc của ống, có khoảng cách 1 cm giữa các vú. Ngoài ra, có một sợi chỉ (dài hơn thân đàn một chút), nối từ nơi tiếp giáp giữa đế đàn và thân đàn, đến cuối sợi chỉ thì xuyên qua một mảnh vải con trút, cắt theo hình tròn.

Đàn được chơi qua hai cách. Cách thứ nhất: dùng cây cần bằng tre hay nứa kéo qua lại chỗ tiếp giáp giữa dây đàn và thân đàn, đồng thời các ngón tay của bàn tay trái bấm dây dàn, âm thanh phát ra như những cây đàn bình thường khác. Cách thứ hai là người sử dụng dùng hai hàm răng cắn miếng vỏ trút và giữ cho sợi chỉ nằm trong tình trạng căng ra (không bị trùng) đồng thời hát (hát trong khi hai hàm răng vẫn cố định, không há miệng). Âm thanh lúc bấy giờ nghe lớn hơn và không còn nghe tiếng nhạc đơn thuần nữa mà nghe hoà quyện lời ca lồng trong tiếng nhạc, nghe rất não nùng, đượm màu hoang dã, lôi cuốn người nghe.

Theo già Alăng Cần: “Người biết chơi đàn hroa hiện nay rất hiếm, lớp trẻ bây giờ không chịu học, có nguy cơ thất truyền”. Hiện nay, tại thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, Hoà Vang (TP Đà Nẵng) chỉ có già làng Alăng Cần sử dụng đàn hroa rất điêu luyện. Ngoài ra, già còn chế tác, sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu như: kèn, cabluôc, kèn kooc, sáo rahêm, đàn tapêh…./.
http://sannhac.com
Đàn hroa và nghệ thuật hát không há miệng Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Góc nhỏ  :: 

THẾ GIỚI QUANH TA

 :: 

Văn Hóa

 :: 

Văn hóa các nước

-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất