Góc nhỏ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Góc nhỏ


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

CHIÊM TIN THỜI AI CẬP Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Bình chọn cho bài viết:

maitrinh_93
maitrinh_93
MODERATION
MODERATION
Nữ
Age : 31 Registration date : 07/07/2008 Tổng số bài gửi : 716 Đến từ : Lớp A3 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám Công Việc hiện nay : Đi học + Tiểu nhị "Cháo Vịt Shop" Sở thích : Online !!!!


Bài gửiTiêu đề: CHIÊM TIN THỜI AI CẬP CHIÊM TIN THỜI AI CẬP DennhaySat Aug 09, 2008 11:18 am



CHIÊM TIN THỜI AI CẬP ChiemtinhAiCap
Chiêm tinh học đã đóng một vai trò quan trọng trong xã hội kể từ khi bắt đầu có nền văn minh thế giới và thậm chí có thể đã có từ trước đó. Lịch sử chiêm tinh học đã có từ rất lâu; người ta tin rằng nguồn gốc của nó bắt đầu ở Hy Lạp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, chiêm tinh học đã ra đời trước đó rất nhiều và người Ai Cập cổ đại đã ứng dụng thuật ''bói toán'' này để tiên đoán hầu hết các vấn đề diễn ra trong cuộc sống thường nhật.

Những người Sumerian là cư dân đầu tiên định cư tại Mesopotamia từ khoảng 4.000 năm trước Công nguyên và là những người đầu tiên thờ Thần Mặt trời, Thần Mặt trăng và Thần Tình ái. Họ coi những vị thần này như là những đấng tối cao che chở cho cuộc sống bình yên của họ. Tên của Thần mặt trăng là Wanna; Thần mặt trời là Utu; và Thần Tình ái là Inanna. Và những người Sumeria chỉ thờ có 3 vị thần này; nhưng thực tế thì có rất nhiều vị thần khác cũng không kém phần quan trọng được thờ trong các lăng tẩm của người Sumerian. Người Akkandoan ở gần khu vực Sumer cũng chọn Thần Mặt trời, Mặt trăng và thần Tình ái để thờ; và chỉ thay tên của những vị thần này mà thôi. Nói chung hầu hết các bộ lạc đều thờ ba vị thần này, chỉ có điều với tên gọi khác nhau. Việc đặt tên cho các vị thần do các thành viên của cộng đồng đó quyết định, gắn với một dấu tích nào đó của cộng đồng.

Thày tu là những người đầu tiên đảm trách công việc ''giao tiếp'' với các đấng thần linh. Do vậy mà hệ thống đền thờ miếu mạo được tạo ra và hàng trăm nghìn người với nhiều vai trò khác nhau đã đến đây theo yêu cầu của các vị linh mục chức cao; nhạc sĩ... Một trong những vị thày tu này đã trở thành nhà vua. Vị vua này đã lập một ''cung điện'' riêng và đặt dưới sự cai quản của một nhà chiêm tinh học. Người này sẽ là một nhà ''thông ngôn'' diễn giải về bầu trời, những dự báo về các hiện tượng tự nhiên như nguyệt thực, nhật thực... Và người ta còn nói rằng ''thày tu'' là những nhà chiêm tinh học đầu tiên. Để có thể ''giao tiếp'' được với các vị thần thì phải lập những ''đền thờ'' trên những ngọn núi cao. Những ''đền thờ'' qua thời gian sẽ ngày một phát triển thành những công trình kiến trúc lớn hơn được gọi là ''ziggurats''.

Những thày tu người Sumerian được xem là những nhà chiêm tinh học và họ phải có nhiệm vụ dự đoán chính xác các hiện tượng tự nhiên, mà thời đó người ta còn gọi là các hiện thuộc về các đấng siêu nhiên. Thời đó, người ta xem việc tiên tri là một loại hình nghệ thuật hơn là khoa học vì các thày tu đã không đủ tài năng để ''biến hoá tinh xảo'' mọi sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, họ đã có những thành công bước đầu trong việc dự đoán hiện tượng nguyệt thực; tiếp đó với sự hỗ trợ của toán học dẫn đến việc hình thành và phát triển của luật về thiên văn học (Đây là đặc điểm để giúp các nhà khoa học phân biệt được sự khác nhau giữa thiên văn học và chiêm tinh học).

Thiên văn học là những nghiên cứu khoa học về vũ trụ, về các vì sao, về hành tinh và những chuyển động của chúng. Chiêm tinh học là những nghiên cứu tiền khoa học về những ảnh hưởng của nó đối với những hoạt động của con người. Các thày tu thực sự rất chú trọng việc dự đoán các hiện tượng tự nhiên (thời tiết, vũ trụ) để thể hiện sức mạnh quyền lực của họ. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của mình; họ tập trung đến sự phát triển của loại hình chiêm tinh học. Họ đã đặt được lịch, xác định chu kỳ hoạt động của mặt trời, mặt trăng; các hành tinh và các vì sao. Họ có thể chia một năm thành 12 tháng dựa trên 12 chu kỳ của mặt trăng trong một năm.

Vào năm 1.300 trước Công nguyên, thuật bói toán dựa vào ngày sinh bắt đầu hình thành. Thuật bói toán hay còn gọi là ''Tử vi'' là những tiên đoán căn cứ vào thời điểm mà những vì tinh tú xuất hiện và sự tác động con người.

Kỷ nguyên Assynian đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của chiêm tinh học. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1.300 đến 600 trước Công nguyên. Người Assynian đã phát hiện ra các chùm sao; thực tế họ đã định vị được 18 vì sao nằm trong một chùm. Đến năm 600 trước Công nguyên, họ phát hiện ra rằng một số các vì sao hợp lại; một số các vì sao khác biến mất để hình thành chùm sao có tên là Zodial.

Người Assynian đã chú trọng đến 5 hành tinh và những chuyển động của chúng đối với các chùm sao này. Lý do vì sao họ lại chú trọng như vậy vì họ tin rằng những hành tinh này là các vị thần hay ít nhất là ngôi nhà của các vị thần. Tên của những hành tinh này cũng quen như tên mặt trời hay tên mặt trăng chỉ được thay bằng tên của người Hy Lạp sau đó là tên của người Roman; cuối cùng là tên tiếng Anh.
Tên các hành tinh vào thời Assynian như sau: Sun = Shamash (Mặt trời); Moon = Sin (Mặt trǎng), Venus = Ishtar (Sao Kim), Mercury = Nebo (Sao Thuỷ), Mar = Nergal (Sao Hoả), Satum = Ninurta (Sao Thổ); Tupite = Marduk (Mộc).

Thời kỳ tiếp theo trong lịch sử của thuật chiêm tinh là thời kỳ Babylon Mới (600 - 300) trước Công nguyên. Các nhà chiêm tinh học nổi tiếng của thời kỳ này là Kiddinu, Berossus, Autipatrus, Aichinop và Sudines.
Thời kỳ này được biết đến nhờ những lời tiên tri; điểm báo về những sự kiện chính xuất hiện.

Người Hy Lạp bắt đầu gây nhiều ảnh hưởng lớn đến chiêm tinh học vào thế kỷ thứ 14 và 15 trước Công nguyên. Đây là thời kỳ của những nhà tiên phong nổi tiếng về khoa học hiện đại như Plato; Pitago, người ta đã khẳng định được thuyết ''trái đất quay xung quanh mặt trời''. Trong khi đó, nhà khoa học Euduxers lại cho rằng chiêm tinh học là điều nực cười; không ai tin vào những lời tiên tri về cuộc sống lại dựa vào ngày sinh của mình. Tuy nhiên, các nhà chiêm tinh học như Gritodemus; Apollognius vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu về chiêm tinh hay tử vi bói toán.

Người La Mã cổ đại không chấp nhận thuật ''chiêm tinh'' hoặc bói toán này. Nhưng vào khoảng năm 250 trước Công nguyên; một số lượng dân cư khá đông trở nên quan tâm đến chiêm tinh học nhưng nhiều kẻ bảo thủ thì đấu tranh chống lại hầu hết các tín ngưỡng kể cả Đạo Thiên chúa. Họ đưa ra nhiều lý lẽ logic để chống lại những người tin vào ''tử vi'' bói toán; và cho rằng những người sinh ra cùng ngày cùng giờ thì có nhiều số phận khác nhau; những người sinh ra khác ngày khác giờ thì lại chết cùng giờ.

Tuy nhiên, chiêm tinh học vẫn lan rộng sang khu vực Thành La Mã bất chấp những cố gắng để trục xuất các nhà chiêm tinh học ra khỏi đế chế.

Nhưng cuối cùng thì chiêm tinh học vẫn được chấp nhận và hầu hết người La Mã cổ đại đã chịu chấp thuận một khía cạnh của giáo dục từ người Hy Lạp. Nếu người La Mã không cho phép du nhập chiêm tinh học vào nền văn hóa của mình thì mọi thứ đã khác xa so với những gì đóng góp của người Ai Cập đối với nghệ thuật.

Vào năm 331 trước Công nguyên Alexarder đã thiết lập ra thành phố Alexandnia. Đây là mốc đánh dấu giai đoạn khởi đầu của Graeco Roman trong lịch sử Ai Cập. Alexandnia trở thành một trong những thành phố Alellnistoc nổi tiếng. Hellnism là một thuật ngữ miêu tả cách sống của người Hy Lạp. Khi người La Mã bắt đầu quyền cai trị thì Alexandnia đã duy trì tiếng tăm của mình như trung tâm các hoạt động văn hoá. Cho đến khi Alexandnia bắt đầu quyền cai trị thì cách mạng khoa học cũng chấm dứt và mọi người đã tin vào chiêm tinh học. Lúc này người ta bắt đầu biết đến tiếng tăm của Claudine Potelen. Thực chất thì Claudus Potelenry không có gì nổi tiếng; người ta chỉ biết đến ông là một người Hy Lạp. Nhưng ông là một nhà chiêm tinh học người Ai Cập; một nhà toán học; một nhà địa lý học đã sống ở gần Alexandnia. ít nhiều thì những hình ảnh của ông cũng là những thông tin tác động đến cuộc sống của Ptolemy.

Ptolemy nghiên cứu các dữ liệu về những nhà chiêm tinh học trước đó để vẽ ra, phác thảo ra bản đồ của một nghìn ngôi sao. Ông đã thu thập được 48 chòm sao và miêu tả được các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh độ, vĩ độ của trái đất. Ptolemaic tin rằng trái đất là trung tâm vũ trụ và đã nỗ lực để nghiên cứu học thuyết này. Tại sao nhiều hành tinh chuyển động theo thời gian, theo quỹ đạo xung quanh trái đất. Ông cũng đưa ra lý thyết mỗi hoạt động lại quay theo một quỹ đạo nhỏ hơn và một quỹ đạo lớn hơn. Lý thuyết này có tên gọi ''epicyle''. Và lý thuyết này vẫn tồn tại trong vòng 1.400 năm; cho đến thuyết "trái đất quay xung quanh mặt trời" được tìm ra.

Ptolemy cũng theo đuổi những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Ông viết sách về địa lý mà ở đó là bản đồ, kinh tuyến; vĩ tuyến. Ông cũng nghiên cứu về sự khúc xạ ánh sáng trong cuốn sách Quang học. Ông cũng viết cuốn sách mang tên ''Mathematical Treatise in 4 Books'' và nó là nền tảng cho sự phát triển của ''chiêm tinh học'' hiện đại đã phổ biến ở Phương Tây lúc bấy giờ. Tên cuốn sách mà chúng ta dùng cho việc bói toán ngày nay là ''Tetrabiblo'' không còn dữ liệu nào về việc Ptolemy đã tiến hành nghiên cứu như thế nào; tuy nhiên người ta vẫn cho rằng tất cả những gì Ptolemy đạt được là nhiều dự đoán chính xác nhất.

Không còn phiên bản gốc nào về việc cuốn Tetrabiblo vẫn còn tồn tại. Tất cả còn lại chỉ là những bản dịch và các bản sao; cuốn cũ nhất là Arbic có từ năm 900 sau Công nguyên. Vì những bản dịch tiếng Latinh trở nên quen thuộc đối với người châu Âu. Phiên bản tiếng Anh cũng được chuyển dịch từ tiếng Hy Lạp vào năm 1940. Có 4 cuốn sách viết về công việc nghiên cứu này và mỗi cuốn đề cập đến từng khía cạnh khác nhau của chiêm tinh học.

- Cuốn thứ nhất đề cập đến lý do của Ptolemy trong việc áp dụng chiêm tinh học trong cuộc sống.

- Cuốn thứ 2 Tetrabibalo nói về những mối liên quan của chiêm tinh học các nước.

- Cuốn thứ 3 đề cập đến con người; nói về những khái niệm về ngày sinh

- Cuốn cuối cùng là đề cập đến các vấn đề nghề nghiệp hôn nhân con cái, đi lại...

Tetrabiblos bao gồm tất cả những nghiên cứu về chiêm tinh học, việc khía cạnh khác cũng được đề cập đến nhưng tất cả những gì chúng ta biết đến về chiêm tinh học đều bắt nguồn từ công việc nghiên cứu này.

Một số nhà phê bình cho rằng, cuốn sách chứa đựng khá nhiều mâu thuẫn ngay trong tư tưởng của Ptolemy. Hơn nữa ông đã không tính đến hiện tượng sự chồng chéo giữa các chòm sao và những chòm sao trở nên lớn hơn qua thời gian (5/300 năm) nhưng tại sao ông lại không xác nhận và giải thích về sự huyền bí này trong nghiên cứu của mình.

Có một số vấn đề về mối tương quan giữa chiêm tinh học và các mùa. Ông tin rằng khái niệm thời gian là hoàn hảo đối với việc bói toán theo ngày sinh; và khái niệm thời gian đến với mỗi người là tương đối khó, dẫn đến một số sai sót trong nghiên cứu của ông. Nhưng nhìn chung các nội dung trong Ietrabiblos không có nhiều giá trị tính đến ngày nay.

Một số nhà chiêm tinh học Ai Cập nối gót Ptolemy nghiên cứu về chiêm tinh học như Paul Alexandnia, Hephestion... Họ nghiên cứu thêm về Tetrabibleo của Ptolemy. Khoảng năm 800 sau Công nguyên; chiêm tinh học bị rơi vào quyên lãng một thời gian. Và sau đó hồi sinh vào thế kỷ thứ 8 khi người Hồi giáo bắt đầu tin vào ''chiêm tinh học'' Hellenistoc. Đó là Almumasar, một nhà trí thức theo đạo Hồi, ông đã mang niềm tin về chiêm tinh học như chúng ta đã biết đến với thế giới phương Tây.

Tóm lại, Ai Cập là đất nước có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của chiêm tinh học, những thăng trầm trong lịch sử Ai Cập đã để lại dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của ngành chiêm tinh học. Những đóng góp này thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển và tiến hoá của nhân loại.

http://download.com.vn
CHIÊM TIN THỜI AI CẬP Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
Góc nhỏ  :: 

GÓC HỌC TẬP

 :: 

HỌC BAN C

 :: 

Lịch Sử

-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất