|
maitrinh_93 MODERATION
|
Age : 31
Registration date : 07/07/2008
Tổng số bài gửi : 716
Đến từ : Lớp A3 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
Công Việc hiện nay : Đi học + Tiểu nhị "Cháo Vịt Shop"
Sở thích : Online !!!!
|
|
|
Tiêu đề: TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU VINH QUANG VIỆT NAM NĂM 2008 Sun Jul 27, 2008 7:59 pm |
|
|
| | |
|
|
|
|
|
Thời gian vốn đã trôi nhanh, nhưng với một người sống chỉ còn tính bằng mùa, bằng tháng như anh, thời gian trôi nhanh gấp bội. Nhận bản án tử hình là căn bệnh ung thư quái ác nhưng anh chưa bao giờ nguôi hi vọng và niềm tin vào sức sống của chính mình. Giật lại thời gian từ tay thần chết Trịnh Công Thanh và vợ. (Ảnh: Lan Hương) Đó là Trịnh Công Thanh, Giám đốc Công ty Du lịch Rồng Việt, người vừa được bình chọn là một trong 10 nhân vật Vinh quang Việt Nam năm 2008.
Khi cái chết được báo trước
Anh chọn học ngành Luật kinh tế với dự định sau khi ra trường sẽ làm việc tại các trung tâm trợ giúp pháp lý cho những người dân ở các vùng nông thôn. Năm 2001, tốt nghiệp Đại học Luật, tương lai đang rộng mở bỗng anh phát hiện ra mình bị ung thư xương. Theo kết luận của bác sĩ, căn bệnh của anh không có cơ hội chữa khỏi, chỉ sống được khoảng 2 năm nữa, cho dù anh đã phải phẫu thuật cắt chân phải. Cuộc sống dường như đã hết hi vọng...
Lúc nghe tin bác sĩ thông báo về căn bệnh của mình, anh có sợ không?
Tôi không sợ chết, nhưng tôi cảm thấy chua xót vì tôi là con cả trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Cha mẹ đã rất vất vả để nuôi tôi ăn học và ai là người sẽ thay tôi trả những món nợ mà gia đình đã vay để chữa bệnh cho tôi? Ý nghĩ đó đã buộc tôi nhất định phải sống, phải trở thành người có ích, ít nhất là cho gia đình. Nhưng có một điều là dù đã cố gắng tự trấn an mình phải quên đi bệnh tật, song tôi vẫn phải đối mặt với nỗi sợ hãi luôn ám ảnh: mình là một bệnh nhân ung thư, mình sẽ chết bất cứ lúc nào...
Trong lúc cái chết đe doạ, điều gì khiến anh quyết tâm sống mạnh mẽ?
Sau khi bị cưa đi chân phải, trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, tôi luôn tự nghĩ: Mình sắp chết, mình chưa làm được gì. Mình sẽ phải làm cái gì đó để để lại dấu ấn của mình. Và tôi đã tự lập kế hoạch 1 năm cho mình vì nghĩ rằng mình chỉ có thể sống thêm được chừng ấy thời gian.
7 tháng ở trong viện để tiến hành chuyền hóa chất, tôi đã tự mày mò tìm hiểu về CNTT vì tin rằng nó sẽ giúp tôi nhiều hơn khi ra viện, hoà nhập vào đời sống cộng đồng sau này. Tôi đã dành dụm tiền mua các cuốn sách tin học để tự học. Khó khăn nhất là không có máy tính và tôi đã lựa chọn giải pháp là thực hành tại các quán Internet công cộng ở trước cổng bệnh viện.
Trước khi ra viện một tháng, tôi đã tìm được việc làm điều phối viên cho dự án: "Hà Nội không rào cản - du lịch cho mọi người". Dự án này sẽ được hoàn thành trong 1 năm và tôi nghĩ mình cũng chỉ có 1 năm để sống.
Và điều gì đã xảy ra sau 1 năm?
Tôi thấy mình vẫn còn sống. Đó là điều thật kỳ lạ vì 10 bệnh nhân cùng đợt điều trị với tôi đều đã ra đi. Song đó cũng là quãng thời gian đau khổ nhất của cuộc đời tôi. Mẹ tôi đã đổ bệnh và qua đời chính vì căn bệnh ung thư. Những ngày chăm sóc mẹ ở bệnh viện, mẹ vẫn thường nói với tôi rằng bà sẵn sàng chết để tôi được sống. Có lẽ tôi đã được sống nhờ mẹ!
Trịnh Công Thanh.
Trước hết cần phải tôn trọng bản thân
Không dám nghĩ số phận sẽ tiếp tục mỉm cười với mình lâu nữa, anh tiếp tục vạch ra những kế hoạch ngắn hạn của mình... Sau khi dự án "Hà Nội không rào cản - du lịch cho mọi người" kết thúc, anh thi đỗ vào vị trí Trưởng phòng kỹ thuật công ty Hi-teck (Mỹ). Nhưng sau 3 năm làm việc ở đây, năm 2006, anh quyết định rút lui để thành lập công ty riêng với hi vọng sẽ giúp được nhiều người khuyết tật như mình.
Rất nhiều người khuyết tật chỉ mong có được việc làm đã là tốt lắm rồi. Hơn nữa, anh lại làm ở những vị trí mà ngay cả nhiều người bình thường cũng mơ ước. Khi quyết định từ bỏ công việc cũ, anh không cảm thấy lo sao?
Tôi đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người khuyết tật khi làm trong dự án "Hà Nội không rào cản...", điều đó thôi thúc tôi cần phải làm điều gì đó cho họ. Nhưng để làm được việc này trước hết tôi cần phải tôn trọng bản thân. Nghĩa là đừng coi mình là đối tượng ưu tiên, rồi chờ đợi người khác sẽ cho mình cái gì đấy. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi quyết định rời khỏi công ty Hi-teck.
Anh đã làm thế nào để chứng minh mình cần phải "tôn trọng bản thân"?
Tháng 4/2006, tôi đã thành lập Công ty TNHH Du lịch Rồng Việt với 70% số người làm việc là người khuyết tật. Nhưng trước đó, từ năm 2003, tôi đã xây dựng Diễn đàn và Cổng thông tin điện tử dành cho người khuyết tật, trong đó có kênh thông tin riêng về hướng nghiệp, kỹ năng xin việc, tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật, đồng thời tạo ra cửa hàng trực tuyến quảng bá miễn phí các sản phẩm của người khuyết tật.
Sẽ có nhiều người khuyết tật được học đại học
Những danh hiệu, giải thưởng tiêu biểu mà Trịnh Công Thanh đã được nhận:
- Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2005.
- Anh hùng chiến thắng nỗi đau 2006.
- Người đương thời 2007.
- Giải thưởng ICT thắp sáng niềm tin với sản phẩm Cổng thông tin điện tử dành cho người khuyết tật Việt Nam.
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH cho những sáng tạo CNTT và truyền thông cho người khuyết tật.
- Người tốt, việc tốt thủ đô năm 2007, 2008.
- Tấm gương tiêu biểu trong chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2008... Trong khi chương trình đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam chưa thực sự thu hút nhiều người học thì với Thanh, anh rất tự tin mà cho rằng đây sẽ là con đường phù hợp nhất với những người khuyết tật. Thậm chí, anh còn có ý định thành lập Quỹ đào tạo từ xa để hỗ trợ cho những người khuyết tật học đại học.
Thực tế, chất lượng đào tạo từ xa hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề và chưa nhận được sự đánh giá cao của xã hội. Anh không sợ việc mình làm lại theo vết xe cũ?
Về đào tạo đại học từ xa, bản thân nó có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Thường thì người ta hay phàn nàn về chất lượng và đầu ra của "sản phẩm", là những học viên được đào tạo từ chương trình này. Chẳng hạn như khi bắt đầu dạy thì có rất nhiều người đăng ký. Nhưng đến khi ra trường, con số chỉ còn một phần ba. Hình thức đào tạo từ xa phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện về sức khoẻ của người khuyết tật nên họ sẽ học rất nghiêm túc. Học đại học từ xa sẽ giảm nhiều chi phí so với việc học tập trung. Ngoài ra, chúng tôi còn xúc tiến rất nhiều chương trình hỗ trợ, thành lập Quỹ đào tạo từ xa, sau khi học xong được giới thiệu việc làm. Và tôi tin rằng, nếu có 100 người đi học thì cũng sẽ có gần bằng con số ấy người tốt nghiệp.
Vậy bao giờ thì chương trình đào tạo đại học từ xa dành cho người khuyết tật sẽ bắt đầu?
Chúng tôi đã làm việc với Trung tâm đào tạo đại học từ xa của Học viện Bưu chính-Viễn thông. Bên họ sẽ cung cấp dịch vụ học, còn chúng tôi sẽ lo việc tổ chức lớp, đồng thời lo kêu gọi tài trợ cho người khuyết tật trong việc mua máy tính, kết nối Internet, tạo điều kiện để họ thực sự đựơc học, được có bằng. Chúng tôi rất muốn có thể tổ chức học ngay trong mùa tuyển sinh năm nay nhưng do bên Học viện cho biết cần có thêm thời gian để chuẩn bị, vì vậy có thể phải chờ đến sang năm.
Anh có nói sau khi học xong đại học từ xa, người khuyết tật còn được trợ giúp trong việc xin việc làm?
Cho đến thời điểm này, chúng tôi làm tốt nhất ở mảng giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. Sắp tới, tôi sẽ cho ra đời công ty PWD, công ty này sẽ giải quyết rất nhiều việc làm cho người khuyết tật. Tất nhiên, để xin được việc, ngoài chuyên môn, chúng tôi cũng giúp các bạn bổ sung các vấn đề về kỹ thuật như kỹ năng viết hồ sơ, phỏng vấn, giao tiếp... giúp họ tự tin trước nhà tuyển dụng, bớt đi mặc cảm khi mang trên mình một nỗi ám ảnh là người khuyết tật.
Xây dựng hình ảnh người khuyết tật Việt Nam
Ngoài tạo việc làm cho những người học ĐH, các anh có thể giúp gì cho người khuyết tật khác?
Chúng tôi đang xây dựng Quỹ tín dụng nhỏ, bởi vì để tìm được việc làm cho những người khuyết tật theo đúng nghĩa là khó do trình độ của họ hạn chế. Chúng tôi hướng dẫn cho họ tự tạo việc làm trên cơ sở hoàn cảnh và năng lực thực tế. Tôi cũng là giảng viên của chương trình SYB (Chương trình Hướng dẫn về khởi sự kinh doanh dành riêng cho người khuyết tật), nên trong quá trình giảng dạy, nếu người khuyết tật nào lập được những phương án kinh doanh khả thi thì tôi sẽ tạo điều kiện cho họ vay vốn.
Theo những gì anh nói thì cả hai Quỹ đào tạo từ xa và Quỹ Tín dụng đều cần có những khoản tiền lớn để hoạt động. Vậy anh có tự tin để kêu gọi nguồn vốn cho hai quỹ này không?
Có nhiều cách để kêu gọi nguồn vốn. Thứ nhất là kêu gọi một cách trực tiếp. Thứ hai, tôi đang xúc tiến với một công ty viễn thông để lấy một đầu số, qua đó người ta có thể nhắn tin ủng hộ. Tôi nghĩ điều quan trọng là nếu mình làm tốt thì sẽ có rất nhiều cá nhân, đơn vị hỗ trợ và ủng hộ việc làm này. Trong cộng đồng có rất nhiều người muốn hỗ trợ, có điều người ta thường hay băn khoăn khi gửi tiền vào đó liệu có đến tay người khuyết tật không?
Trong sâu xa, anh đang tâm niệm điều gì?
Mình muốn xây dựng hình ảnh người khuyết tật Việt Nam đẹp đẽ hơn, tự tin và sống hoà nhập với cộng đồng hơn. Qua đó, cộng đồng sẽ nhìn người khuyết tật một cách khác và không nghĩ họ là gánh nặng của xã hội.
Xin cảm ơn anh[img][/img]
|
|
|
|
|
| |
|
| |
| | |
|